Chi phí ứng dụng công nghệ - rào cản của doanh nghiệp chuyển đổi số
Trong năm 2022 và đầu năm 2023, kết quả khảo sát theo Báo cáo thường niên của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cho thấy những điểm tích cực về số lượng các doanh nghiệp tiến hành Chuyển đổi. Chỉ số đang gia tăng và các Doanh nghiệp đã dành những khoản ngân sách cụ thể cho hoạt động này.
Nhiều doanh nghiệp "ngại" đầu tư chi phí CNTT bởi duy trì công nghệ tương đối cao so với các chi phí khác mà doanh nghiệp đang phải gánh chịu. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp bỏ ra một khoản chi phí sử dụng giải pháp số hoá nhưng không hiệu quả, không có tính liên kết dữ liệu, quy trình quản lý và kinh doanh cồng kềnh, tốn kém thời gian và công sức của nhân viên, không có sự liền mạch khi làm việc liên phòng ban, dẫn tới mất khả năng cạnh tranh.
Doanh nghiệp khó khăn khi ứng dụng CNTT đều tập trung vào những nguyên nhân như: Vấn đề vốn hóa, chi phí đầu tư cao, đầu tư hạ tầng công nghệ, chi phí nguồn nhân lực… Vì vậy để ứng dụng thành công số hoá thì doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khoản tiền lớn, đầu tư một quá trình dài hơi và tốn kém, vậy nên chi phí vẫn luôn là một “bài toán khó” cản trở Doanh nghiệp trong quá trình Chuyển đổi số hiện tại.
Năm 2023 là một năm kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp trong tình trạng thắt chặt chi phí, vì vậy đầu tư một đội ngũ CNTT để phát triển phần mềm là một vấn đề lớn, càng khó khăn hơn khi lãnh đạo phải chịu thêm chi phí để thường xuyên quản lý, cập nhật và bảo mật dữ liệu.
Giải pháp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp chọn phương án out-sourcing, nhược điểm là không có sự giám sát trực tiếp từ lãnh đạo, không ứng dụng đúng chức năng trong doanh nghiệp, thời gian hoàn thành không đảm bảo và chi phí rất lớn, ngoài ra muốn cập nhật hoặc thêm tính năng sẽ phải mất thêm một khoản chi phí phát sinh. Vì thế nhiều đơn vị chọn mua những phần mềm với đầy đủ tính năng, sẵn sàng đưa vào sử dụng đồng thời cho phép tùy chỉnh linh hoạt nhằm đáp ứng chính xác nhu cầu của họ.
Hiện nay, khái niệm nền tảng Low-code được biết đến là nền tảng cho phép những người dùng dù có ít hoặc không có kiến thức về lập trình cũng có thể sử dụng được. Nền tảng này giúp rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, từ đó tiết kiệm được nguồn lực sẵn có. Nền tảng Low-code bảo mật dữ liệu tốt nhờ cung cấp sẵn các thành phần chuẩn và mô-đun đã được thông qua bảo mật; tự động kiểm tra bảo mật; quản lý, cập nhật bảo mật định kỳ; thiết lập các quy tắc truy cập.
1C Việt Nam đã phát triển giải pháp Văn phòng số (1C:Document Management) dựa trên nền tảng Low-code 1C:Enterprise. Nhờ vào những ưu điểm của nền tảng nên thời gian triển khai giải pháp Văn phòng số trở nên nhanh chóng, đồng thời tính năng và giao diện của giải pháp được thiết kế dễ dàng sử dụng, người dùng dễ tương tác và làm liên phòng ban hiệu quả. Nền tảng 1C:Enterprise đã được việt hoá thuận tiện cho người dùng tại thị trường Việt Nam, và được vận hành bởi server máy chủ trong nước, nhưng vẫn giữ được công nghệ quốc tế nhằm đáp ứng điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp Việt.
Hình ảnh giao diện của giải pháp Văn phòng số (1C:Document Management)
Ưu điểm của giải pháp Văn phòng số của 1C Việt Nam là doanh nghiệp có thể tích hợp không giới hạn với giải pháp khác trong hệ sinh thái của 1C như 1C:ERP, Giải pháp kế toán chuyên nghiệp (1C:Finance&Accounting); Giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể (1C:Company Management)… Tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh cho quy trình số hóa của doanh nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực, tăng tốc quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và cạnh tranh trên thị trường hiện tại.
Ông Alexander Evchenko - CEO của 1C Việt Nam
Ông Alexander Evchenko - CEO 1C Việt Nam cho biết: “Nền tảng Low-code của 1C đáp ứng được yêu cầu cao về bảo mật thông tin, bí mật thương mại, dữ liệu cá nhân của công ty, đồng thời đề cao trải nghiệm của người dùng với giao diện thân thiện, dễ sử dụng. Giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp của 1C đều được phát triển trên nền tảng Low-code 1C:Enterprise vì chúng tôi muốn trao quyền chủ động cho doanh nghiệp khi chuyển đổi số, tăng khả năng ứng biến và linh hoạt đồng thời giảm nỗi lo về chi phí cho họ”.
Tất cả các giải pháp phần mềm của 1C Việt Nam đều được phát triển trên nền tảng Low-code, doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra một khoản chi phí để sở hữu nền tảng đã được tích hợp sẵn các giải pháp phù hợp.
Rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn nền tảng Low-code nhờ các tính năng vượt trội, điều này đã được kiểm chứng khi 1C Việt Nam là nhà cung cấp giải pháp phần mềm cho nhiều đối tác lớn như: TNG Holdings; Tập đoàn Thiên Long; VNPay, Tập đoàn Sơn Hà, Hateco Group…
Trong 06 ngày từ 18 đến 23 tháng 7/2023, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, Bồi dưỡng kiến thức truyền thông số - Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) cùng Trường Kinh doanh Nanyang thuộc Trường Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore đã phối hợp tổ chức thành công Chương trình đào tạo quốc tế “Chuyển đổi số: Bài học kinh nghiệm Chiến lược và Thực thi”.
Theo thống kê của Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 45,4% Doanh nghiệp hiện nay thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số. Với chi phí công nghệ thông tin cao, tối ưu như thế nào để các Doanh nghiệp chiếm lợi thế dẫn đầu?
Ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 505 về Ngày chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, ngày 10/10 hằng năm được lấy là Ngày chuyển đổi số quốc gia.
Theo công văn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do Chủ tịch Phan Xuân Dũng ký, gửi tới Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh, thành trực thuộc, các Hội Khoa học và Kỹ thuật chuyên ngành toàn quốc và các tổ chức trực thuộc, thời gian hoạt động chào mừng trước và sau Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam sẽ diễn ra từ 4/5 đến 20/5/2022.
Nội dung đào tạo: Nhà quản lý bền vững • Module 1: LEADER WORKSHOP - Chân dung nhà quản lý • Module 2: Xây dựng thương hiệu cá nhân & Quản trị các mối quan hệ • Module 3: Dẫn dắt đội nhóm hiệu quả • Module 4: Huấn luyện nhân viên (Coaching)
tuyển dụng chuyên gia tư vấn